Email: vivumuasam@gmail.com | Hotline: 0912 109 908

Thực hư thông tin bột ngọt Meizan bị gỡ khỏi kệ siêu thị do thiếu minh bạch xuất xứ ?

- 2024-11-13 17:40:22

Vừa qua, trên truyền thông rầm rộ thông tin sản phẩm bột ngọt Meizan không minh bạch nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, khiến người tiêu dùng lo ngại, và thậm chí còn bị gỡ trưng bày tại nhiều siêu thị lớn do ‘thông tin sản phẩm có vấn đề’.

Theo Báo Giáo dục Việt Nam, Bột ngọt Meizan do Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương đóng gói. Nhưng điều lạ ở đây là trên bao bì có thương hiệu và công ty đóng gói nhưng lại không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ từ là bột ngọt mua từ đâu, nước nào?

Trước sự việc này, phía Công ty Nam Dương đã lên tiếng về những thông tin trên, rằng đây chỉ mang tính một chiều, chưa được xác thực, kiểm chứng với thông tin chính thống từ các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, gây ngộ nhận. Ông Hồ Diệp Anh Khôi Tổng giám đốc Công ty Nam Dương thông tin rằng: Chưa có kết luận vi phạm liên quan đến sản phẩm bột ngọt Meizan từ phía cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Báo Giáo dục Việt Nam phản ánh rằng bao bì bột ngọt Meizan chỉ ghi nơi đóng gói, không thấy thông tin về xuất xứ của bột ngọt từ đâu.

Trước đó, theo thông tin trên nhiều cơ quan báo chí thì nhiều siêu thị đã ngừng trưng bày sản phẩm bột ngọt Meizan, với lý do ‘thông tin sản phẩm có vấn đề’. Quan sát bao bì sản phẩm không tìm thấy thông tin nào về nguồn gốc, xuất xứ, cũng như tổ chức, cá nhân sản xuất ra bột ngọt trước khi được đóng gói, mà chỉ có thông tin: Đóng gói tại Việt Nam bởi: Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương tại địa chỉ: Lô C20a-3, đường số 14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, theo công văn Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương phản hồi cho Tập đoàn Central Retail Việt Nam là chủ sở hữu chuỗi siêu thị Go! ngày 31 tháng 10 năm 2024 để giải thích về lý do không ghi nguồn gốc, xuất xứ của loại bột ngọt mà công ty này dùng để san chia, sang chiết và đóng gói thành bột ngọt Meizan, trong đó có nội dung:

“Nam Dương mua bột ngọt từ các nhà cung cấp khác nhau có xuất xứ từ các quốc gia khác nhau để đóng gói Sản phẩm và bán lại cho các khách hàng của mình tại Việt Nam”.

Nếu thật như vậy thì câu hỏi đặt ra là dựa trên cơ sở nào để công ty này ghi hạn sử dụng và ngày sản xuất của bột ngọt mang nhãn hiệu Meizan được san chia, sang chiết từ nhiều nguồn bột ngọt được trộn lẫn, vì theo quy định về ghi nhãn tại Điều 7 Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN quy định hàng hóa san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định, cụ thể như sau:

- Ngày sản xuất: là ngày được thể hiện trên nhãn gốc (do tổ chức, cá nhân sản xuất ra bột ngọt trước khi được san chia, sang chiết và được ghi trên nhãn gốc)

- Hạn sử dụng: hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc (do tổ chức, cá nhân sản xuất ra bột ngọt trước khi được san chia, sang chiết và được ghi trên nhãn gốc)

- Ngày đóng gói: là ngày san chia, sang chiết bột ngọt để đóng gói và không được viết tắt

Như vậy, nếu bột ngọt Meizan được san chia, sang chiết từ nhiều loại bột ngọt khác nhau, thì công ty này lấy ngày sản xuất của bột ngọt nào để ghi ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng của sản phẩm.

Điều này càng dấy lên lo ngại của người tiêu dùng về tính minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của loại bột ngọt Meizan này, liệu bột ngọt đang bán này còn hạn sử dụng và có ảnh hưởng gì đối với sức khỏe hay không.

Theo Luật sư Nguyễn Vũ Tuấn Tú, Trưởng phòng Đào tạo pháp luật của Viện nghiên cứu Pháp luật phía Nam thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM : Quy định của pháp luật Việt Nam, bột ngọt san chia, sang chiết để đóng gói lại cần phải ghi rõ tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi sang chia, sang chiết, cụ thể:

Khoản 6 Điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định: “6. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép”.

Và nếu như theo thời giải thích của công ty này là mua bột ngọt từ nhiều nguồn khác nhau để trộn vào và sau đó san chia, sang chiết, đóng gói vào nhãn hiệu Meizan thì theo quy định, trên nhãn hiệu Meizan phải ghi tất cả tên và địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất ra bột ngọt mà công ty Meizan mua về để san chia, sang chiết. Tuy nhiên, trên bao bì của bột ngọt Meizan hiện không ghi tên và địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất ra bột ngọt trước khi công ty này dùng để san chia, sang chiết và đóng gói thành nhãn hiệu Meizan.

Bên cạnh đó, bột ngọt san chia, sang chiết để đóng gói lại cần phải được sự cho phép bằng văn bản của tổ chức, cá nhân sản xuất ra bột ngọt trước khi san chia, sang chiết và đóng gói, cụ thể:

Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2019/TT-BYT ngày 30/8/2019 của Bộ Y tế có quy định:

"Chỉ được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm trong trường hợp đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý bằng văn bản". 

Chưa rõ liệu công ty Nam Dương đã có được sự cho phép bằng văn bản của các công ty sản xuất ra bột ngọt trước khi đóng gói hay chưa. Ngay lúc này, câu hỏi đặt ra của đông đảo người tiêu dùng là Công ty Nam Dương lấy bột ngọt từ đâu, nước nào, do công ty nào sản xuất ra để đóng gói thành nhãn hiệu bột ngọt Meizan? Rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để làm rõ những thông tin này và công bố cho người tiêu dùng được rõ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Công ty Nam Dương cũng cần sớm thông tin đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ, minh bạch phù hợp với các quy định của Pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng của sản phẩm Bột ngọt Meizan đến người tiêu dùng để thông tin không còn bị nhiễu loạn như hiện tại.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm
Edena chính thức công bố nhận diện logo mới

Edena chính thức công bố nhận diện logo mới

Tiêu dùng 24h

Ngày 01.12.2024, Thương hiệu chăn ra gối nệm cao cấp Edena đã chính thức công bố nhận diện logo mới được cập nhật từ dạng phù hiệu (emblem) sang dạng biểu tượng chữ (wordmark) đầy tươi trẻ và hiện đại đánh dấu một hành trình mới đầy rực rỡ với diện mạo mới và tầm nhìn mới nhưng vẫn giữ nguyên vẹn sứ mệnh mang đến sự êm ái và giấc ngủ ngon trọn vẹn cho các gia đình Việt

15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Đưa thị trường trong nước trở thành “tuyến phòng ngự”, “bệ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế

15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Đưa thị trường trong nước trở thành “tuyến phòng ngự”, “bệ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế

Tự hào Hàng Việt Nam

Sáng ngày 12/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Bước nhảy vọt của hàng Việt: vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Bước nhảy vọt của hàng Việt: vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Tự hào Hàng Việt Nam

Trong không khí náo nhiệt của Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12, hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.

Hàng Việt tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Hàng Việt tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Tự hào Hàng Việt Nam

Online Friday 2024 diễn ra từ 0h ngày 29/11 đến 12h ngày 1/12, là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình “Tuần lễ Thương mại điện tử Quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday”.

Chủ động đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, tạo đầu ra ổn định cho nông sản địa phương

Chủ động đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, tạo đầu ra ổn định cho nông sản địa phương

Tự hào Hàng Việt Nam

Với sự chủ động của các địa phương trong việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, điều này đã tạo đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.

@vivumuasam

 

Trở lên trên