Email: vivumuasam@gmail.com | Hotline: 0912 109 908

"Có lúc chúng ta quá cứng nhắc, không lắng nghe F0 cần gì"

- 2021-11-26 09:14:18

Đó là trăn trở của bác sĩ Trương Hữu Khanh khi nhìn lại những kết quả và bài học của ngành y tế sau khi đại dịch Covid-19 hoành hành tại TP.HCM.

Lập nhóm tư vấn hàng chục nghìn F0

Chia sẻ trong Hội thảo Bảo vệ sức khỏe - Thích ứng an toàn với Covid-19 sáng nay, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết, có nhiều vấn đề chưa làm được trong đợt dịch thứ 4 tại TP.HCM.

"Chúng ta đang đặt mục tiêu theo quá nhiều chỉ số. Nhưng thực tế, chỉ số quan trọng nhất là F0 được chăm sóc tinh thần, trong không gian họ cảm thấy thoải mái nhất”, bác sĩ Khanh chia sẻ. 

“Có lúc chúng ta quá cứng nhắc, không lắng nghe F0 cần gì”

Bác sĩ Trương Hữu Khanh trong Hội thảo Bảo vệ sức khỏe – Thích ứng an toàn với Covid-19 do báo Tiền Phong tổ chức sáng 24/11


Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, sự quá tải của dịch bệnh với người làm truyền nhiễm là hết sức bình thường. Mỗi đợt bệnh ông có thể gặp 1.000 trẻ em mắc tay chân miệng trong một thời gian ngắn. Nhưng với đợt dịch Covid-19 thứ 4, chính ông cũng không ngờ “lại ghê gớm như vậy”.

“Tất cả chúng ta dốc toàn lực, nhưng không làm được. Vì có lúc chúng ta quá cứng nhắc, không chịu lắng nghe người bệnh cần gì”, bác sĩ Khanh tâm tư.Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, sự quá tải của dịch bệnh với người làm truyền nhiễm là hết sức bình thường. Mỗi đợt bệnh ông có thể gặp 1.000 trẻ em mắc tay chân miệng trong một thời gian ngắn. Nhưng với đợt dịch Covid-19 thứ 4, chính ông cũng không ngờ “lại ghê gớm như vậy”.

Ông cũng là một trong những bác sĩ đầu tiên tham gia tư vấn qua tổng đài 1022 cho người dân về Covid-19. 

Trước quá nhiều lo lắng, sợ hãi của người bệnh, ông thành lập trang Fanpage tư vấn F0 để hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 với hơn 60.000 thành viên. Bên cạnh đó, còn có 1 nhóm chat sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho F0.

Sau một thời gian ngắn, ông nhận thấy, sự chia sẻ của những người đã khỏi bệnh quan trọng hơn nhiều so với bác sĩ. Trong cuộc chiến này, người bệnh đối mặt với tâm lý cô đơn, bơ vơ, bất lực - đó là diễn tiến chung của F0. Vì vậy, sự chia sẻ của người từng là F0 có giá trị to lớn với F0 đang mắc bệnh.  

Ông chia sẻ, trong cuộc chiến này, xã hội, ngành y tế, người dân đã học được nhiều điều. Có những thành quả, nhưng cũng có những điều chưa làm được.

“Những điều chưa làm được trong đợt dịch cũ thì không thể để xảy ra trong đợt dịch mới. Nếu mỗi người cảm thấy chưa làm được gì, thì cần cố gắng làm, người dân sẽ đỡ khổ hơn”.

Thẳng thắn nhìn nhận, ông cho rằng việc phân chia vùng xanh, vàng cam khó có hiệu quả, mà quan trọng nhất chỉ có thể là 5K và vắc xin. “Dù có bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng mà không 5K thì không bao giờ hiệu quả”, bác sĩ Khanh khẳng định. 

Phát biểu tại hội thảo, đầu cầu Hà Nội, PGS TS BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết, ngành y tế đang điều trị cho 5.295 bệnh nhân nặng.

“Có lúc chúng ta quá cứng nhắc, không lắng nghe F0 cần gì”

Các chuyên gia chia sẻ về những bài học sau đại dịch Covid-19 để thích ứng an toàn, linh hoạt.

Ông Khuê nhận định, mặc dù dịch bệnh đã qua giai đoạn đỉnh cao, nhưng so với tình hình thế giới hiện nay vẫn đang căng thẳng, nguy cơ trong nước có thể sẽ chưa thể chấm dứt được hoàn toàn.

Do đó,  nhiệm vụ số 1 trong giai đoạn hiện nay là thực hiện nghiêm các biện pháp 5K, các biện pháp phòng chống dịch. “Việt Nam luôn hiện hữu nguy cơ làn sóng dịch thứ 5 bùng phát nếu chúng ta buông lỏng cảnh giác”, PGS Lương Ngọc Khuê lo ngại.Ông Khuê nhận định, mặc dù dịch bệnh đã qua giai đoạn đỉnh cao, nhưng so với tình hình thế giới hiện nay vẫn đang căng thẳng, nguy cơ trong nước có thể sẽ chưa thể chấm dứt được hoàn toàn.

Bên cạnh việc điều trị, Tiến sĩ tâm lý Lê Minh Công, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho rằng, Covid-19 dẫn tới gia tăng các vấn đề sức khoẻ tâm thần của người dân trên thế giới. Ước tính khoảng 10-60% dân số có các triệu chứng rối loạn tâm thần, cao gấp 3 lần so với trước dịch Covid-19.

Tuy vậy, các quốc gia vẫn chưa quan tâm đến sức khoẻ tâm thần của người dân. Các rối loạn, vấn đề sức khoẻ tâm thần khởi phát ngay trong dịch như cảm xúc âm tính, nhận thức tiêu cực, trầm cảm, lo âu, hoảng sợ, triệu chứng cơ thể, tự sát...

Các rối loạn tâm thần có thể kéo dài, khởi phát kể cả sau dịch đến 2-9 năm.

Lý do Việt Nam không theo đuổi Zero Covid

Tại hội thảo, GS TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đồng thời là tác giả của ý tưởng 5K khẳng định, việc áp dụng nghiêm khắc 5K sẽ cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Nguyên tắc này cần áp dụng cho cá nhân và tập thể như khu công nghiệp, khu sản xuất, trong tất cả các hoạt động sản xuất.

Theo GS Trần Đắc Phu, Việt Nam đã trải qua 4 giai đoạn dịch. Giai đoạn 1 từ ngày  22/1/2020 đến ngày 5/3/2020, ghi nhận 16 ca nhiễm. Giai đoạn 2 từ 6/3/2020 đến ngày 22/7/2020 ghi nhận 399 ca nhiễm. Ở giai đoạn 3 từ ngày 23/7/2020 đến 26/4/2021, với chủng virus Alpha, Việt Nam có trên 2.000 ca nhiễm.

“Giai đoạn 4 từ ngày 27/4 đến nay, chúng ta có trên 1 triệu ca nhiễm. Sự xuất hiện của chủng Delta khiến nhiều quốc gia không thể trụ được mục tiêu Zero Covid-19, Việt Nam cũng rơi vào tình huống tương tự”, ông nhận định.

GS Trần Đắc Phu cho rằng, Việt Nam đã làm rất tốt mục tiêu này ở 3 giai đoạn đầu. Hiện nay, chỉ còn Trung Quốc theo đuổi “Zero Covid”, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và xuất hiện nhiều lo ngại.

Tại Việt Nam, dù 63 tỉnh thành đều ghi nhận ca nhiễm, nhưng các địa phương có nguy cơ khác nhau tùy theo mật độ dân số, mức độ đi lại, khu công nghiệp, khả năng đáp ứng y tế và tỷ lệ vắc xin. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cũng hoàn toàn khác nhau.

Để sẵn sàng ứng phó với nguy cơ dịch bệnh, ngành y tế và các địa phương vẫn chuẩn bị giường bệnh, nhân lực y tế, giường ICU, chăm sóc tốt cho người nguy cơ cao, F0 có triệu chứng nặng. Đặc biệt là khả năng tiếp cận của y tế cơ sở với F0, để đảm bảo F0 được chuyển viện và cấp cứu kịp thời, giảm được tử vong.

Ông nhấn mạnh: “Nếu vỡ trận dự phòng sẽ vỡ trận điều trị”.

Nhìn nhận lại kinh nghiệm chống dịch những giai đoạn trước, GS Trần Đắc Phu chỉ ra từng nhược điểm khi thực hiện phong tỏa, cách ly. Trước đây, có thời điểm một số nơi “đáp ứng thái quá” gây thiệt hại lớn về kinh tế, có hiện tượng cát cứ. “Có vài ca nhiễm thôi mà phong tỏa cả tỉnh”, ông dẫn chứng.

Ngoài ra, xuất hiện tình trạng ở ngoài phong tỏa rất chặt nhưng ở trong "muốn làm gì thì làm", dẫn đến không đạt hiệu quả. Rút kinh nghiệm, ông cho rằng, phong tỏa phải thực hiện theo nguy cơ, nguy cơ đến đâu phong tỏa đến đó trong phạm vi hẹp nhất. Tuy nhiên, phải đảm bảo an sinh xã hội, người dân mới có thể chấp hành tốt, kiểm soát dịch hiệu quả.

“Có lúc chúng ta quá cứng nhắc, không lắng nghe F0 cần gì”

Chăm sóc, theo dõi và cấp phát các túi thuốc phù hợp cho F0 cách ly tại nhà.

Theo GS Trần Đắc Phu, trong thời điểm hiện nay, cách ly tại nhà là phương án tối ưu. Cách ly tập trung chỉ áp dụng khi F0 không đủ điều kiện cách ly tại nhà. Đồng thời, vắc xin vẫn là giải pháp phòng bệnh bền vững nhất, cần thiết tiêm tăng cường mũi 3 cho các lực lượng tuyến đầu vì sau 6 tháng, hiệu lực có thể suy giảm.

"Chỉ khi nào không thể kiểm soát được dịch bệnh thì mới áp dụng lại giãn cách xã hội. Tuy nhiên, chúng ta không cách ly toàn tỉnh, thành phố cũng không cát cứ mỗi nơi một kiểu mà chỉ nên tạm dừng các hoạt động không thiết yếu", ông chia sẻ thêm về phương thức ứng xử trong tình hình mới. Theo GS Trần Đắc Phu, trong thời điểm hiện nay, cách ly tại nhà là phương án tối ưu. Cách ly tập trung chỉ áp dụng khi F0 không đủ điều kiện cách ly tại nhà. Đồng thời, vắc xin vẫn là giải pháp phòng bệnh bền vững nhất, cần thiết tiêm tăng cường mũi 3 cho các lực lượng tuyến đầu vì sau 6 tháng, hiệu lực có thể suy giảm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm
Central Retail Việt Nam tổ chức Lễ Bàn giao Công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam tổ chức Lễ Bàn giao Công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đọc

Ngày 08.04.2024, tập đoàn Central Retail Việt Nam đã tổ chức Lễ Bàn giao Công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), đóng trên địa bàn thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Mừng ngày Hợp tác xã Việt Nam, Co.opmart & Co.opXtra ưu đãi đến 50% và tặng hơn 500 mặt hàng khuyến mãi

Mừng ngày Hợp tác xã Việt Nam, Co.opmart & Co.opXtra ưu đãi đến 50% và tặng hơn 500 mặt hàng khuyến mãi

Tiêu dùng 24h

Với hơn 1.000 sản phẩm giảm giá đến 50% áp dụng cho tất cả khách hàng, chương trình còn dành tặng hơn 500 mặt hàng khuyến mãi đậm theo cấp độ thẻ với tiêu chí hạng thẻ càng cao giảm càng sâu

Central Retail Việt Nam dự kiến kích cầu tiêu thụ gần 80 tấn khoai lang giúp bà con nông dân Gia Lai

Central Retail Việt Nam dự kiến kích cầu tiêu thụ gần 80 tấn khoai lang giúp bà con nông dân Gia Lai

Tiêu dùng 24h

Ngày 11.04.2024, khi nắm được tình hình giá khoai lang Tây Nguyên chính vụ đang tụt dốc không phanh từ 10.000 đồng/kg còn 3.500 đồng/kg, mức giá quá thấp này khiến người nông dân trồng khoai lang đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng.

Ngập tràn lễ hội cùng ưu đãi đến 50% tại Co.opmart, Co.opXtra trong tháng 4 này

Ngập tràn lễ hội cùng ưu đãi đến 50% tại Co.opmart, Co.opXtra trong tháng 4 này

Tiêu dùng 24h

Lấy khách hàng là trọng tâm của các hoạt động, các lễ hội nói trên tập trung giảm giá trực tiếp 50% các mặt hàng, tặng hơn 3.500 sổ tay ưu đãi giúp khách hàng mua sắm tiết kiệm cả năm, đổi hoá đơn nhận quà, các mini game nhận phần thưởng hấp dẫn.

Co.opmart, Co.opXtra giảm giá đến 50% hơn 500 sản phẩm giặt xả

Co.opmart, Co.opXtra giảm giá đến 50% hơn 500 sản phẩm giặt xả

Tiêu dùng 24h

Chương trình khuyến mãi mở màn tháng 4 mang đến hơn 500 sản phẩm giặt xả (nước giặt, viên giặt, nước xả, bột giặt, nước lau sàn, nước rửa chén …); sản phẩm vệ sinh cá nhân (dầu gội, sữa tắm, kem xả tóc, dầu dưỡng tóc, kem đánh răng …) được giảm giá đến 50%

Trở lên trên